Latest Post


I.    MỤC ĐÍCH:
- Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng, tiêu chảy mất nước...)
- Giải độc, lợi tiểu
- Nuôi dưỡng người bệnh
- Đưa thuốc vào để điều trị
II.  CHUẨN BỊ:
1.  Chuẩn bị người bệnh:

2.  Chuẩn bị dụng cụ, thuốc:
     a, Dụng cụ vô khuẩn:
- Khay vô khuẩn, khăn vô khuẩn.
- Bơm, kim tiêm 5 ml, 10 ml, bộ dây truyền dịch.
- Gạc miếng vô khuẩn
- Hộp đựng bông cồn 700
- Kìm Kocher có mấu
- Găng tay
b, Dụng cụ sạch và thuốc:
- Dịch truyền - thuốc theo y lệnh
- Bát Inox (đuổi khôngkhí)
- Kéo, băng dính, băng cuộn
- Hộp thuốc chống sốc
c, Các dụng cụ khác:
- Cọc truyền
- Khay quả đậu
- Gối kê tay có bọc ny lon, dây cao su, nẹp
- Phiếu truyền dịch
- Máy đo huyết áp, nhiệt kế...
- Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải y tế
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang
2. Thực hiện 5 đúng:
          - Đúng người bệnh
          - Đúng thuốc
     - Đúng liều
          - Đúng đường dùng
          - Đúng thời gian
3. Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo, sát khuẩn nút chai, cắm dây truyền vào chai Treo chai dịch, đuổi khí qua dây, khoá lại
4. Cắt băng dính
5. Chọn tĩnh mạch, đặt nẹp, đặt gối kê tay dưới vùng truyền
6. Mang găng
7. Buộc dây ga rô trên nơi chọc kim từ 3 - 5 cm
8. Sát khuẩn tay điều dưỡng bằng bông cồn 700.  Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 2 lần bằng cồn 700
9. Căng da, ngửa mũi vát chếch 300 đưa kim vào tĩnh mạch
10. Thử xem có máu trào ra
11. Tháo dây ga rô
12. Mở khoá để dịch chảy châm dưới mức số giọt theo y lệnh
13. Dùng gạc lót đốc kim, cố định đốc kim - dây truyền bằng băng dính. Dùng băng dính che phần thân kim còn lại. Cố định tay ngưòi bệnh bằng nẹp 3 dây
14. Điều chỉnh giọt theo y lệnh
15. Ghi phiếu theo dõi (giờ chảy, giờ hết) gắn vào chai dịch
16. Quan sát, dặn dò bệnh nhân
17. Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay 



I. MỤC ĐÍCH:
Lấy máu xét nghiệm là để phục vụ cho chẩn đoán, theo dõi kết quả điều trị bệnh.

II. CHUẨN BỊ:
1. Với điều dưỡng, kỹ thuật viên:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
- Cho người bệnh nhịn ăn, trước khi lấy máu không vận động thể lực mạnh. Lấy máu xong mới đi làm các kỹ thuật khác ( XQ, điện tim, nội soi...)
          - Thông báo giải thích những điều cần thiết  và động viên người bệnh

3. Dụng cụ:
a, Dụng cụ vô khuẩn

- Khay chữ nhật (khay vô khuẩn, khay sạch)
- Bơm, kim tiêm vô khuẩn (loại dùng một lần)
- Găng tay vô khuẩn
- Kìm Kocher, ống cắm kìm
- Hộp đựng bông cồn 700
- Bông cầu vô khuẩn
b, Dụng cụ sạch:

- Ống nghiệm và giá ống nghiệm theo yêu cầu xét nghiệm
- Phiếu xét nghiệm
- Băng dính, kéo.
- Dây ga rô, đệm kê tay
- Khay quả đậu
- Thùng, túi đựng rác, hộp đựng vật sắc nhọn
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1.     Điều dưỡng (kỹ thuật viên) lấy máu tiếp xúc, động viên người bệnh, đối chiếu    với y lệnh, để người bệnh ở tư thế thích hợp
2.  Ghi tên, tuổi, khoa phòng số thứ tự lấy máu của người bệnh vào ống nghiệm
3.     Mang găng vô khuẩn
4.     Chọn vị trí lấy máu thích hợp, buộc dây ga rô trên chỗ lấy máu 3 - 5 cm
5.     Sát khuẩn tay ĐDV bằng bông cồn 700, sát khuẩn vị trí lấy máu bằng bông cồn 700 hai lần, từ trong ra ngoài đường kính 10 cm.
6.     Chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo nhẹ pít tông lấy đủ lượng máu cần thiết
7.     Tháo dây ga rô, rút kim nhanh, căng da cầm máu, sát khuẩn vị trí lấy máu. Người bệnh giữ bông cồn chỗ chọc kim lấy máu trong ít phút.
8.     Tháo kim khỏi bơm tiêm (để vào hộp gom kim), bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm để tránh vỡ hồng cầu (nếu lấy máu có chất chống đông thì lắc nhẹ nhàng trong 30 giây)
9.      Dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
10.             Xếp ống nghiệm đựng máu vào giá ống nghiệm theo đúng số thứ tự




I. MỤC ĐÍCH:
          - Giảm đau
          - Phòng chống sốc
          - Hạn chế nguy cơ gây thêm các tổn thương mạch máu, thần kinh, da, cơ...

II. CHỈ ĐỊNH:
          Gãy xương kín (là gãy xương mà tổ chức da ở xung quanh ổ gãy không bị tổn thương hoặc có thể bị tổn thương nhưng không thông thương với ổ gãy xương).

III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị người bệnh:
          - Động viên, an ủi người bệnh trong quá trình tiến hành
          - Cho người bệnh nằm
2. Chuẩn bị dụng cụ:
          - Nẹp gỗ
          - Băng cuộn hoặc dây to bản
          - Băng không thấm nước
          - Hộp thuốc chống sốc
          - Phiếu chuyển thương

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Tiến hành kỹ thuật này cần 3 người
1. Phòng chống sốc cho nạn nhân - thực hiện y lệnh của bác sỹ
2. Hướng dẫn người phụ:
- Một người giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân và kéo liên tục theo trục của chi bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.
- Một người đỡ trên và dưới ổ gãy
3. Đặt nẹp:
- Đặt nẹp phía sau từ bả vai đến gót chân
- Đặt nẹp trong từ bẹn đến mắt cá trong.
- Đặt nẹp phía ngoài từ nách đến mắt cá ngoài.
4. Lót bông không thấm nước ở đầu nẹp
5. Băng 5 vị trí theo thứ tự  sau:
- Khớp gối
- Bẹn
- Khớp hông
- Ngực
- Khớp cổ chân (Băng theo kiểu số 8 cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân)
6. Kiểm tra sự tuần hoàn của chi gãy (bắt mạch mu chân và ống gót)
7. Viết phiếu chuyển thương



I. MỤC ĐÍCH:
Thiết lập lại tuần hoàn và hô hấp trong cơ thể bằng cách tạo một sức ép vào tim qua lồng ngực và thổi ngạt

II. CHỈ ĐỊNH:
          Ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp

III. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ:
                   - Đè lưỡi, kìm mở miệng
                   - Gạc sạch hoặc khăn lau
                   - Bóp bóng 
2. Người bệnh:
                   Nằm ngửa ưỡn cổ trên mặt phẳng cứng

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Khẩn trương xác định người bệnh ngừng tim phổi:
                   - Mất ý thức
                   - Ngừng thở
                   - Không bắt được mạch bẹn, mạch cảnh
2. Đặt người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, đầu ngửa tối đa, nghiêng về một bên
3. Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân ngang với vùng tim
4. Móc đờm dãi, dị vật trong miệng, tháo răng giả (nếu có)
5. Đấm vào 1/3 giữa xương ức 3 cái
6. Kiểm tra mạch bẹn
7. Một bàn tay để dưới cằm đẩy ra trước, lên trên. Bàn tay kia để trên trán     dùng ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi (hoặc bịt miệng, thổi mũi)
8. Thổi ngạt 2 lần: Người cứu ngửa mặt, hít sâu sau đó cúi xuống áp sát     miệng nạn nhân thổi mạnh 2 lần liên tiếp. Quan sát lồng ngực nạn nhân phồng lên là được
9. Người cứu đặt gốc bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, gốc tay kia đặt lên mu bàn tay đã đặt trước
10. Ép tim 15 lần (hai tay duỗi thẳng, dùng sức nặng ép xuống lồng ngực nạn nhân 15 lần liên tiếp)
11. Phối hợp nhịp nhàng giữa ép tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 2/15. Theo dõi:
          - Sắc mặt
          - Mạch máu lớn: bắt mạch bẹn, mạch cảnh
          - Nhịp thở
          - Đồng tử
12. Xử trí cấp cứu khẩn trương
13. Khi đã hồi tỉnh giúp người bệnh thoải mái, đắp ấm, theo dõi chặt chẽ đề phòng ngừng tim trở lại (tốt nhất là theo dõi trên máy Monitoring)

14. Ghi phiếu chăm sóc



I. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị dụng cụ:
a. Dụng cụ vô khuẩn:
- Khay chữ nhật, khăn vô khuẩn
- Bơm, kim tiêm thích hợp
- Kìm Kocher, ống cắm kìm
- Bông, gạc, hộp đựng bông cồn 700
b. Dụng cụ sạch và thuốc:
- Thuốc theo y lệnh
- Hộp thuốc cấp cứu
- Khay quả đậu, túi nylon
- Sổ thuốc (phiếu thuốc)
c. Dụng cụ khác:
- Hộp đựng vật sắc nhọn
- Xô đựng rác thải
2. Người bệnh:
- Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh biết việc sắp làm giúp người bệnh yên tâm và hợp tác trong quá trình tiêm
          - Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2. Kiểm tra 5 đúng:
          - Đúng người bệnh
          - Đúng thuốc
          - Đúng liều
          - Đúng đường dùng
          - Đúng thời gian
3. Cho người bệnh nằm sấp
4. Kiểm tra, sát khuẩn, dùng gạc vô trùng bẻ ống thuốc. Xé vỏ bao bơm tiêm,            thay kim lấy thuốc, hút thuốc vào bơm tiêm
5. Thay kim, đuổi khí, đặt bơm tiêm vào khay vô khuẩn
6. Bộc lộ vùng mông, xác định vị trí tiêm:
- Cách 1: Chia đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cùng cụt làm 3 phần bằng nhau, tiêm vào 1/3 trên ngoài
- Cách 2: Chia một bên mông làm 4 phần bằng nhau, tiêm vào 1/4 mông trên ngoài
7. Sát khuẩn tay điều dưỡng bằng bông cồn 700
8. Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài 2 lần bằng bông cồn 700
9. Cầm bơm tiêm thẳng đứng, mũi vát ngửa lên theo mặt số của bơm tiêm đuổi hết khí
10.  Căng da vùng tiêm, tay còn lại cầm bơm tiêm đưa kim một góc 900 so với mặt da (kim không ngập hết qua da)
11. Rút thử nòng bơm tiêm  xem có máu không
12. Bơm thuốc chậm, theo dõi tình trạng chung của người bệnh
13. Bơm hết thuốc, rút kim nhanh, sát khuẩn vị trí tiêm
14. Cho kim vào hộp gom kim
15. Giúp người bệnh về tư thế thoải mái và dặn dò những điều cần thiết
16. Thu dọn dụng cụ và gạch sổ thuốc

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.