I. MỤC ĐÍCH:
Lấy máu xét nghiệm là để phục vụ cho chẩn đoán, theo dõi kết quả điều trị bệnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Với điều dưỡng, kỹ thuật viên:
- Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
- Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
- Cho người bệnh nhịn ăn, trước khi lấy máu không vận động thể lực mạnh. Lấy máu xong mới đi làm các kỹ thuật khác ( XQ, điện tim, nội soi...)
- Thông báo giải thích những điều cần thiết và động viên người bệnh
3. Dụng cụ:
a, Dụng cụ vô khuẩn
- Khay chữ nhật (khay vô khuẩn, khay sạch)
- Bơm, kim tiêm vô khuẩn (loại dùng một lần)
- Găng tay vô khuẩn
- Kìm Kocher, ống cắm kìm
- Hộp đựng bông cồn 700
- Bông cầu vô khuẩn
b, Dụng cụ sạch:
- Ống nghiệm và giá ống nghiệm theo yêu cầu xét nghiệm
- Phiếu xét nghiệm
- Băng dính, kéo.
- Dây ga rô, đệm kê tay
- Khay quả đậu
- Thùng, túi đựng rác, hộp đựng vật sắc nhọn
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Điều dưỡng (kỹ thuật viên) lấy máu tiếp xúc, động viên người bệnh, đối chiếu với y lệnh, để người bệnh ở tư thế thích hợp
2. Ghi tên, tuổi, khoa phòng số thứ tự lấy máu của người bệnh vào ống nghiệm
3. Mang găng vô khuẩn
4. Chọn vị trí lấy máu thích hợp, buộc dây ga rô trên chỗ lấy máu 3 - 5 cm
5. Sát khuẩn tay ĐDV bằng bông cồn 700, sát khuẩn vị trí lấy máu bằng bông cồn 700 hai lần, từ trong ra ngoài đường kính 10 cm.
6. Chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo nhẹ pít tông lấy đủ lượng máu cần thiết
7. Tháo dây ga rô, rút kim nhanh, căng da cầm máu, sát khuẩn vị trí lấy máu. Người bệnh giữ bông cồn chỗ chọc kim lấy máu trong ít phút.
8. Tháo kim khỏi bơm tiêm (để vào hộp gom kim), bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm để tránh vỡ hồng cầu (nếu lấy máu có chất chống đông thì lắc nhẹ nhàng trong 30 giây)
9. Dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
10. Xếp ống nghiệm đựng máu vào giá ống nghiệm theo đúng số thứ tự
Đăng nhận xét