I. MỤC ĐÍCH:
Thiết lập lại tuần hoàn và hô hấp trong cơ thể bằng cách tạo một sức ép vào tim qua lồng ngực và thổi ngạt
II. CHỈ ĐỊNH:
Ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp
III. CHUẨN BỊ:
1. Dụng cụ:
- Đè lưỡi, kìm mở miệng
- Gạc sạch hoặc khăn lau
- Bóp bóng
2. Người bệnh:
Nằm ngửa ưỡn cổ trên mặt phẳng cứng
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Khẩn trương xác định người bệnh ngừng tim phổi:
- Mất ý thức
- Ngừng thở
- Không bắt được mạch bẹn, mạch cảnh
2. Đặt người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng cứng, đầu ngửa tối đa, nghiêng về một bên
3. Người cứu quỳ bên cạnh nạn nhân ngang với vùng tim
4. Móc đờm dãi, dị vật trong miệng, tháo răng giả (nếu có)
5. Đấm vào 1/3 giữa xương ức 3 cái
6. Kiểm tra mạch bẹn
7. Một bàn tay để dưới cằm đẩy ra trước, lên trên. Bàn tay kia để trên trán dùng ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi (hoặc bịt miệng, thổi mũi)
8. Thổi ngạt 2 lần: Người cứu ngửa mặt, hít sâu sau đó cúi xuống áp sát miệng nạn nhân thổi mạnh 2 lần liên tiếp. Quan sát lồng ngực nạn nhân phồng lên là được
9. Người cứu đặt gốc bàn tay lên 1/3 dưới xương ức, gốc tay kia đặt lên mu bàn tay đã đặt trước
10. Ép tim 15 lần (hai tay duỗi thẳng, dùng sức nặng ép xuống lồng ngực nạn nhân 15 lần liên tiếp)
11. Phối hợp nhịp nhàng giữa ép tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 2/15. Theo dõi:
- Sắc mặt
- Mạch máu lớn: bắt mạch bẹn, mạch cảnh
- Nhịp thở
- Đồng tử
12. Xử trí cấp cứu khẩn trương
13. Khi đã hồi tỉnh giúp người bệnh thoải mái, đắp ấm, theo dõi chặt chẽ đề phòng ngừng tim trở lại (tốt nhất là theo dõi trên máy Monitoring)
14. Ghi phiếu chăm sóc
Đăng nhận xét