Latest Post



I. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh ngồi tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
Băng cuộn bằng vải mềm, dụng cụ và thuốc sát khuẩn, gạc miếng, kim băng hoặc móc sắt để cố định.
Ii. Các bước tiến hành:
1.Đặt gạc che chở vết thương trên các ngón tay.
2. Băng 2 vòng khoá ở cổ tay
3. Băng tay phải thì bắt đầu kéo băng từ  mu bàn tay lên gốc ngón cái, (Nếu băng tay trái thì từ gốc ngón út)
4. Băng rắn quấn từ gốc ngón đến đầu ngón, băng xoáy ốc từ đầu ngón về gốc ngón.
5. Băng xuống mu bàn tay về cổ tay và lên gốc ngón khác.
6. Băng đến khi kín các ngón bị thương ( Băng đều, phẳng, đẹp, không chặt quá, không lỏng quá).
7. Quấn 2 vòng ở cổ tay rồi buộc cố định.
8. Kiểm tra sự lưu thông tuần hoàn ở đầu ngón tay

9. Thu dọn dụng cụ



    
I. Mục đích:
- Điều dưỡng tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Tránh nhiễm khuẩn chéo trong Bệnh viện.
- Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thương diễn biến tốt.
II. Chỉ định:
  Thực hiện theo y lệnh của Bác sỹ.
III. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh nằm tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe thay băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
a,Tầng 1:
 Dụng cụ vô khuẩn:
- 01 lọ cắm panh và panh vô trùng.
          - 01 hộp đựng dụng cụ vô khuẩn ( mỗi người thay băng bằng một bộ dụng cụ riêng), trong hộp có: + 02 kẹp phẫu tích.
                                     + 02 kìm Kose.  
        + 01 kéo
          - 01 hộp gạc, bông cầu (gạc củ ấu) vô knuẩn.
- Găng tay vô khuẩn
 Dụng cụ sạch:
          - Dung dịch rửa vết thương: 01 lọ povidine, 01 lọ ête, 01 lọ oxy già, 01 lọ        nước muối rửa vô khuẩn.
- Hộp đựng bông cồn 700
          - Nylon lót khi thay băng.
          - Khay quả đậu.
          - Băng dính, kéo cắt băng.               
- Băng cuộn, túi hậu môn nhân tạo (nếu cần).
C, Tầng 2:
          - 01 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
          - 01 khay để nylon lót sau khi sử dụng.
          - Thùng rác có lót túi nilon.
IV. Các bước tiến hành:
1.     Điều dưỡng trải nilon lót dưới vùng thay băng Bộc lộ vị trí khâu, đặt khay quả đậu vào vị trí thuận tiện, đi găng.
2. Mở hộp dụng cụ  và mở hộp gạc (lật ngược nắp hộp đặt xuống phía dưới và mở hộp).
3. Tháo băng cũ, nhận định tình trạng vết thương (sau khi dùng xong bỏ nỉa vào chậu có dung dịch khử khuẩn) .
4. Sát khuẩn tay ĐDV bằng cồn 70o, Sát khuẩn chân chỉ, sát khuẩn vết thương bằng cồn Iôt ( Rộng từ 3-5 cm.).
5.Gắp một miếng gặc để cạnh VT- Dùng kìm có mấu kệp chỉ lên cắt chỉ.
6. Sát khuẩn- Đặt gạc - Băng lại.
7. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm, dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
9. Thu dọn dụng cụ.

10. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng



 I. Mục đích:
- Điều dưỡng tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Tránh nhiễm khuẩn chéo trong Bệnh viện.
- Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thương diễn biến tốt.
II. Chỉ định:
  Thực hiện theo y lệnh của Bác sỹ.
III. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh nằm tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe thay băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
a,Tầng 1:
 Dụng cụ vô khuẩn:
- 01 lọ cắm panh và panh vô trùng.
          - 01 hộp đựng dụng cụ vô khuẩn ( mỗi người thay băng bằng một bộ dụng cụ riêng), trong hộp có: + 02 kẹp phẫu tích.
                                     + 02 kìm Kose.  
        + 01 kéo
          - 01 hộp gạc, bông cầu (gạc củ ấu) vô knuẩn.
- Găng tay vô khuẩn
 Dụng cụ sạch:
          - Dung dịch rửa vết thương: 01 lọ povidine, 01 lọ ête, 01 lọ oxy già, 01 lọ        nước muối rửa vô khuẩn.
- Hộp đựng bông cồn 700
          - Nylon lót khi thay băng.
          - Khay quả đậu.
          - Băng dính, kéo cắt băng.               
- Băng cuộn, túi hậu môn nhân tạo (nếu cần).
C, Tầng 2:
          - 01 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
          - 01 khay để nylon lót sau khi sử dụng.
          - Thùng rác có lót túi nilon.
IV. Các bước tiến hành:
1. Điều dưỡng trải nilon lót dưới vùng thay băng Bộc lộ vết thương, đặt khay quả đậu vào vị trí thuận tiện, đi găng.
2. Mở hộp dụng cụ  và mở hộp gạc (lật ngược nắp hộp đặt xuống phía dưới và mở hộp).
3. Tháo băng cũ, nhận định tình trạng vết thương (sau khi dùng xong bỏ nỉa vào chậu có dung dịch khử khuẩn) .
4. Sát khuẩn tay ĐDV bằng cồn 70o, Sát khuẩn từ mép vết thương ra ngoaì bằng cồn Iôt ( Rộng từ 3-5 cm.).
5. Thấm dung dịch, rửa từ giữa vết thương ra mép, rửa đến khi sạch ( đối với vết thương nhiễm khuẩn cắt lọc và rửa sạch tổ chức hoại tử).
6. Thấm khô vết thương, lau khô vùng da  xung quanh vết thương.
7. Sát khuẩn- Đặt gạc kín vết thương- Băng lại ( hoặc để thoáng vết thương theo chỉ định).
8. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm, dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
9. Thu dọn dụng cụ.

10. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng


                                               
I. Mục đích:
- Để chẩn đoán: Lấy dịch để làm xét nghiệm tìm trực khuẩn lao, xác định thành   phần, tính chất, số lượng dịch để chẩn đoán bệnh ở dạ dày
- Để điều trị: Hút chất ứ đọng, hơi trong dạ dày khi người bệnh chướng bụng, giúp cho vết mổ đường tiêu hoá mau liền và dùng để nuôi dưỡng người bệnh
II. Chỉ định, chống chỉ định:
      1. Chỉ định:
      - Các bệnh về dạ dày: Viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị
      - Nghi ngờ lao phổi ở trẻ em
      - Các trường hợp chướng bụng
      - Người bệnh mổ đường tiêu hoá như dạ dày. ruột
      - Nuôi dưỡng khi người bệnh không tự ăn uống được
      2. Chống chỉ định:
      - Bệnh ở thực quản: Co thắt, chít hẹp, phình tĩnh động mạch thực quản
- Có tổn thương ở thực quản như: U, rò, bỏng thực quản, dạ dày do a xít hoặc          kiềm mạnh
- Nghi ngờ thủng dạ dày
III. Chuẩn bị:
1.     Người bệnh:
-         Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình biết thủ thuật sắp làm
-         Nếu lấy dịch để chẩn đoán bệnh ở dạ dày, tá tràng phải dặn người bệnh nhịn ăn trước 12 giờ
2.     Dụng cụ:
a.     Dụng cụ vô khuẩn:
-         Khay chữ nhật, khăn trải khay
-         Ống thông cỡ số phù hợp
-         Bơm tiêm 20 – 50 ml
-         Gạc bông cầu hấp
-         Găng tay
b.     Dụng cụ sạch:
-         Khay chữ nhật
-         Khay quả đậu
-         ống cắm kìm và 2 kìm Kocher
-         Lọ đựng cồn 700 , hộp đựng bông cầu
-         Lọ đựng dầu nhờn
-         Cốc nước chín
-         Kéo, băng dính, nylon, khăn bông
-         Giá đựng ống nghiệm
-         Ống nghe tim phổi
c.      Địa điểm: Phòng thủ thuật hoặc buồng bệnh

IV. Các bước tiến hành:
1. Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2. Kiểm tra lại dụng cụ, cắt băng dính, đổ dầu nhờn ra cốc
3. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp (có thể nằm đầu cao, nghiêng về một bên hoặc ngồi), động viên người bệnh
4. Trải ny lon phía đầu giường, choàng nylon trước ngực người bệnh
5. Đặt khay quả đậu cạnh cằm và má
6. Sát khuẩn tay, mang găng
7. Đo ống thông từ cánh mũi đến thuỳ tai, đến dưới mũi ức, đánh dấu rồi cuộn lại. Dùng gạc bôi dầu nhờn đầu ống thông
8. Đưa ống thông nhẹ nhàng qua đường mũi hoặc miệng vào dạ dày tới vạch đánh dấu (vừa đẩy ống thông vừa động viên người bệnh kết hợp nuốt)
9. Kiểm tra xem ống thông có cuộn trong miệng không bằng cách bảo người bệnh há miệng (nếu người bệnh hôn mê dùng đè lưỡi để kiểm tra)
10. Kiểm tra ống thông đã chắc nằm trong dạ dày bằng một trong ba cách sau:
          - Nhúng đầu ống thông vào cốc nước không thấy sủi bọt
          - Dùng bơm tiêm hút dịch dạ dày
- Dùng bơm tiêm bơm hơi vào dạ dày (đẩy nhanh piston) đồng thời đặt ống nghe lên vùng thượng vị nghe thấy không khí vào dạ dạ dày (tiếng sôi).
11. Cố định ống thông bằng băng dính
Chú ý:
-         Nếu người bệnh chướng bụng hút đến khi hết chướng
-         Xét nghiệm dịch dạ dày tìm vi khuẩn: Lấy 5 – 10 ml dịch
-         Trường hợp hút liên tục: Hút đến khi dịch không chảy ra hoặc đến khi người bệnh đỡ chướng bụng
12. Lưu ống thông (không quá 24h) hoặc rút ống thông theo chỉ định của bác sỹ. Khi có chỉ định rút ống thông, rút ống từ từ khi còn khoảng 15 – 20 cm dùng kìm kẹp chặt, rút nhanh
13. Lau sạch mũi, miệng, tháo bỏ tấm ny lon
14. Giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái, thuận tiện
15. Thu dọn dụng cụ
16.  Ghi hồ sơ:
- Ngày, giờ thực hiện kỹ thuật
- Tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi đặt
- Tên người thực hiện kỹ thuật

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.