KỸ THUẬT THAY BĂNG THƯỜNG QUY



 I. Mục đích:
- Điều dưỡng tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn khi thay băng cho người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh.
- Tránh nhiễm khuẩn chéo trong Bệnh viện.
- Tạo điều kiện để quá trình liền sẹo của vết thương diễn biến tốt.
II. Chỉ định:
  Thực hiện theo y lệnh của Bác sỹ.
III. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh nằm tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe thay băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
a,Tầng 1:
 Dụng cụ vô khuẩn:
- 01 lọ cắm panh và panh vô trùng.
          - 01 hộp đựng dụng cụ vô khuẩn ( mỗi người thay băng bằng một bộ dụng cụ riêng), trong hộp có: + 02 kẹp phẫu tích.
                                     + 02 kìm Kose.  
        + 01 kéo
          - 01 hộp gạc, bông cầu (gạc củ ấu) vô knuẩn.
- Găng tay vô khuẩn
 Dụng cụ sạch:
          - Dung dịch rửa vết thương: 01 lọ povidine, 01 lọ ête, 01 lọ oxy già, 01 lọ        nước muối rửa vô khuẩn.
- Hộp đựng bông cồn 700
          - Nylon lót khi thay băng.
          - Khay quả đậu.
          - Băng dính, kéo cắt băng.               
- Băng cuộn, túi hậu môn nhân tạo (nếu cần).
C, Tầng 2:
          - 01 chậu đựng dung dịch khử khuẩn.
          - 01 khay để nylon lót sau khi sử dụng.
          - Thùng rác có lót túi nilon.
IV. Các bước tiến hành:
1. Điều dưỡng trải nilon lót dưới vùng thay băng Bộc lộ vết thương, đặt khay quả đậu vào vị trí thuận tiện, đi găng.
2. Mở hộp dụng cụ  và mở hộp gạc (lật ngược nắp hộp đặt xuống phía dưới và mở hộp).
3. Tháo băng cũ, nhận định tình trạng vết thương (sau khi dùng xong bỏ nỉa vào chậu có dung dịch khử khuẩn) .
4. Sát khuẩn tay ĐDV bằng cồn 70o, Sát khuẩn từ mép vết thương ra ngoaì bằng cồn Iôt ( Rộng từ 3-5 cm.).
5. Thấm dung dịch, rửa từ giữa vết thương ra mép, rửa đến khi sạch ( đối với vết thương nhiễm khuẩn cắt lọc và rửa sạch tổ chức hoại tử).
6. Thấm khô vết thương, lau khô vùng da  xung quanh vết thương.
7. Sát khuẩn- Đặt gạc kín vết thương- Băng lại ( hoặc để thoáng vết thương theo chỉ định).
8. Cho người bệnh nằm lại tư thế thoải mái, đắp ấm, dặn dò bệnh nhân những điều cần thiết
9. Thu dọn dụng cụ.

10. Ghi phiếu theo dõi điều dưỡng

Đăng nhận xét

[facebook]

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.