Các chất kháng tuyến giáp
Những chất (hay dược phẩm) ức chế tuyến giáp được gọi là các chất kháng tuyến giáp (antithyroid substances). Cơ chế tác dụng của các chất đối với tuyến giáp khác nhau:1. Thiocyanate ion: Làm giảm khả năng "bẫy" iod do các bơm iod vào trong tế bào tuyến giáp cũng có khả năng tương tự đối với các ion nhu thiocyanate, perchlorate, và nitrat. Nếu tiêm một trong ba loại ion này sẽ cạnh tranh với iod làm giảm khả năng "bắt" iod của tế bào.
Tuy lượng iod giảm nhưng thyroblobulin vẫn được tổng hợp nhưng không được iod hóa để trở thành hormon. Thiếu hormon tuyến giáp dẫn đến tăng tiết TSH của tuyến yên đến lượt TSH kích thích tuyến giáp phát triển gây phì đại tuyến giáp.
2. Propylthiouracil và các hợp chất tương tự như methimazole và carbimazole ngăn cản quá trình hình thành hormon từ iod và tyrosine thông qua tác dụng ngăn cản iod hóa tyrosine hoặc ghép cặp tyrosine đã được iod hóa.
Propylthiouracil không ngăn cản sự hình thành thyroglobulin nhưng do thiếu thyroxine và triiodothyrinine trong thyroglobulin dẫn đến kích thích tuyến yên tiết TSH qua cơ chế phản hồi vì vậy, tương tự như thiocynate, propylthiouracil cũng gây phì đai tuyến giáp trạng.
3. Ức chế hoạt động do iod: Nếu nồng độ iod trong máu quá cao (gấp một trăm lần nồng độ bình thường) sẽ làm giảm hoạt động của các tế bào tuyến giáp trong khoảng vài tuần. Tốc độ "bắt" iod, hình thành hormon, hoạt động tiết của tế bào tuyến và tốc độ giải phóng hormon đều giảm. Cơ chế tác động được cho là thông qua ức chế TSH.
Nồng độ iod quá cao gây ức chế tất cả các giai đoạn của quá trình hình thành và tiết hormon của tuyến giáp, giảm kích thước của tuyến, giảm lượng máu cung cấp. Tác dụng này trái ngược với các chất kháng tuyến giáp khác. Vì vậy, đối với bệnh nhân phải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, người ta thường cho dùng iod trước đó 2-3 tuần để hạn chế kích thước vùng phải phẫu thuật.
Đăng nhận xét