Latest Post

QUI TRÌNH TRUYỀN TĨNH MẠCH


      I.      MỤC ĐÍCH :
               -     Hồi phục lại khối lượng tuần hoàn khi người bệnh bị mất nước, mất máu (xuất huyết, bỏng và tiêu chảy mất nước …)
               -     Giải độc, lợi tiểu.
               -     Nuôi dưỡng người bệnh (khi NB không ăn uống được)
               -     Đưa thuốc vào để điều trị bệnh.


     II.      CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
          1. Chỉ định:
               -     Xuất huyết, tiêu chảy mất nước, bỏng, trước mổ, sau mổ.
               -     Theo chỉ định điều trị.
          2. Chống chỉ định:
               -     Phù phổi cấp
               -     Bệnh tim nặng.

     III.      CHUẨN BỊ : 
          1. Người bệnh:
               -     Giải thích và thông báo cho người bệnh và gia đình biết công việc làm giúp NB yên tâm.
               -     Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi truyền.
               -     Đo dấu hiệu sinh tồn (M-T0-NT-HA)
          2. Dụng cụ:
               -     Dịch truyền theo y lệnh.
               -     Thuốc (nếu có)
               -     Khay vô khuẩn.
               -     Kìm Kocher.
               -     Bơm, kim tiêm 5ml, 10ml vô khuẩn.
               -     Gạc miếng vô khuẩn.
               -     Bộ dây truyền dịch.
               -     Khay quả đậu (đuổi không khí)
               -     Hộp gòn cồn
               -     Kéo, băng keo.
               -     Dây garrot
               -     Trụ treo dịch
               -     Hộp thuốc chống shock
               -     Găng tay.

     VI.      CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
               -     Giải thích cho NB và gia đình, thông báo thuốc truyền, động viên NB.
               -     Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang.
               -     Thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
               -     Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo chai dịch, sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu cần).
               -     Cắm dây truyền vào chai, khóa lại, cắt băng dính.
               -     Treo chai lên trụ, đuổi khí, khóa dây truyền.
               -     Chọn tĩnh mạch (động viên NB)
               -     Mang găng, buộc dây garrot trên vùng truyền 3-5cm.
               -     Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài 2 lần, sát khuẩn tay ĐD.
               -     Căng da, cầm kim ngửa mũi vát chếch 30 độ luồn kim vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo dây garrot.
               -     Mở khóa cho dịch chảy, cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn.
               -     Điều chỉnh tốc độ truyền theo y lệnh, ghi phiếu theo dõi truyền dịch.
               -     Theo dõi và phát hiện tai biến.
               -     Dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay.
               -     Truyền xong còn 10ml, rút kim, đặt gòn, dán lại (nếu cần)
               -     Giúp NB về tư thế thoải mái, hướng dẫn NB những điều cần biết, ghi phiếu theo dõi – chăm sóc.

KỸ THUẬT CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY XƯƠNG ĐÙI KÍN




I. MỤC ĐÍCH:
          - Giảm đau
          - Phòng chống sốc
          - Hạn chế nguy cơ gây thêm các tổn thương mạch máu, thần kinh, da, cơ...

II. CHỈ ĐỊNH:
          Gãy xương kín (là gãy xương mà tổ chức da ở xung quanh ổ gãy không bị tổn thương hoặc có thể bị tổn thương nhưng không thông thương với ổ gãy xương).

III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị người bệnh:
          - Động viên, an ủi người bệnh trong quá trình tiến hành
          - Cho người bệnh nằm
2. Chuẩn bị dụng cụ:
          - Nẹp gỗ
          - Băng cuộn hoặc dây to bản
          - Băng không thấm nước
          - Hộp thuốc chống sốc
          - Phiếu chuyển thương

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Tiến hành kỹ thuật này cần 3 người
1. Phòng chống sốc cho nạn nhân - thực hiện y lệnh của bác sỹ
2. Hướng dẫn người phụ:
- Một người giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân và kéo liên tục theo trục của chi bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định.
- Một người đỡ trên và dưới ổ gãy
3. Đặt nẹp:
- Đặt nẹp phía sau từ bả vai đến gót chân
- Đặt nẹp trong từ bẹn đến mắt cá trong.
- Đặt nẹp phía ngoài từ nách đến mắt cá ngoài.
4. Lót bông không thấm nước ở đầu nẹp
5. Băng 5 vị trí theo thứ tự  sau:
- Khớp gối
- Bẹn
- Khớp hông
- Ngực
- Khớp cổ chân (Băng theo kiểu số 8 cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân)
6. Kiểm tra sự tuần hoàn của chi gãy (bắt mạch mu chân và ống gót)
7. Viết phiếu chuyển thương

QUY TRÌNH THỞ MÁY BỆNH NHÂN ARDS

                     Acute Respiratory Distress Syndrome (ARDS) Protocol

Ventilator Management Arm

1.  Calculate IBW ________.            Record 4 ml/kg:_________.    6 ml/kg:________.   8 ml/kg:_________.                   
Male: 50 + 2.3 [height (inches) – 60] or 50 + 0.91 [height (cm) – 152.4]
Female 45.5 + 2.3 [height (inches) – 60] or 45.5 + 0.91 [height (cm) -152.5]


2.  Mode: PRVC or AC
3.  Tidal Volume (Vt): Set Vt = 6 ml/kg.
4.  Rate: Titrate rate (and thereby minute ventilation) to achieve a goal pH of between 7.30 and
     7.45 up to a maximum rate of 35.
a. If RR=35 and pCO2 <25 OR RR=35 and pH <7.15 consider NaHCO3 infusion
b. If RR=35 and pH <7.15 and NaHCO3 has been considered or infused, then Vt may be increased in 1 ml/kg increments until pH ≥7.15 (Pplat target may be exceeded in this circumstance.)
5.  Measure plateau pressures, SpO2, RR, and ABG q 4 hours until at goal parameters, and after
     every change in Vt, RR and/or PEEP.  Record SpO2, RR, Vt, Pplat and vent settings every 4
     hours thereafter. 

6.  Goal Pplat < 30 cm H2O:  If plateau ≥ 30 cm H2O then reduce tidal volume further towards a
     minimum of 4 ml/kg IBW while pH remains ≥ 7.15.  End titration when plateau is < 30 OR pH < 7.15.

a. If Pplat < 25 cm H2O AND Vt < 6 ml/kg, may titrate Vt back towards 6 ml/kg as long as Pplat remains < 30 cm H2O
b. If Pplat <30 AND breath stacking occurs may increase Vt in 1 ml/kg increments up to a maximum of 8ml/kg.

7.  Set inspiratory flow rate above patient demand (usually ≥ 80L/min.)  I:E ratio goal of 1:1.0-1.3. 
8.  Titrate FiO2 and PEEP every 15 minutes to goal PaO2 between 55 and 80 mmHg OR SpO2
      between 88 and 95% with the following suggested relationship.

FiO2
0.3
0.4
0.4
0.5
0.5
0.6
0.7
0.7
0.7
0.8
0.9
0.9
0.9
1.0
PEEP
5
5
8
8
10
10
10
12
14
14
14
16
18
20-24

a. If adequate oxygenation cannot be achieved, evaluate for prone positioning.
b. Call physician for PEEP associated hemodynamic compromise
c. Note that PEEP represents set PEEP on the ventilator NOT auto-PEEP or total PEEP.

9.   Call MD for arterial line if ≥ 4 ABG in 24 hours will be necessary
10. CXR daily q AM
11. ABG daily q AM





MD Signature: ____________________________________ Date and Time: ____________________________
                                                                                                                                                                                                   

                                                                                                                                                Patient label


Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.