Latest Post


Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd)
 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
I. HÀNH CHÍNH
- Họ và tên bệnh nhân : NGUYỄN KHÁNH DẦN Tuổi :74 Giới: Nam
- Dân tộc: Kinh Trình độ văn hóa : 10/10
- Nghề nghiệp : Hưu trí
- Địa chỉ: Tổ 28 – P. Hoàng Văn Thụ - TP TN Khoa : Nội 3 Phòng : CC
- Ngày vào viện: 08 giờ 15 phút ngày 12 tháng 8 năm 2012
- Lý do vào viện: Khó thở
- Họ tên người chăm sóc: Con trai: Nguyễn Hoàng Trung Tuổi : 53 Giới : Nam
- Dân tộc: Kinh Trình độ văn hóa: 10/10
- Địa chỉ báo tin khi cần: con trai Nguyễn Hoàng Trung cùng địa chỉ
- Chẩn đoán y khoa: COPD đợt cấp
- Chăm sóc bệnh nhân: COPD đợt cấp ngày thứ 6 vào viện
II. NHẬN ĐỊNH CHĂM SÓC.
1. Quá trình bệnh lý :
• Cách ngày vào viện 3 ngày bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó thở thường xuyên, khó thở cả lúc nghỉ ngơi, khó thở 2 thì, khó thở tăng khi gắng sức, có kèm theo ho có đờm, ho rải rác trong ngày, đờm lúc đầu dặc màu xanh sau đó đờm màu trắng loãng, lượng đờm trong 24h khoảng 100 ml, ho kèm theo đau họng, đau bụng, nói khó. Lúc khó thở bệnh nhân tím tái, mệt nhọc và vã mồ hôi, không sốt, có tiếng cò cử. Bệnh nhân không ăn được cơm chỉ ăn được cháo thịt và uống sữa. ở nhà đã dùng thuốc khí dung Combivent kết hợp vỗ rung lồng ngục 3-4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút nhưng không đỡ xin vào viện khám và điều trị.
• Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh tiếp xúc được, da niêm mạc hồng, hạch ngoại vi tuyến giáp không to, ho nhiều có đờm khó thở, nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy, ran nổ 2 bên phổi, rung thanh giảm, tim nhịp đều T1T2 rõ, tần số 76 ck/p.
• Bệnh nhân được chẩn đoán y khoa là: COPD đợt cấp.
• Bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc: Kháng sinh, giãn cơ trơn phế quản, xịt họng, khí dung, thở oxy, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin.
- Hiện tại: Bn còn khó thở,ho nhiều, ngủ kém, ăn uống kém.
2. Tiền sử
- Bản thân:
+ Bệnh nhân bị điếc cách đây 20 năm.
+ Năm 2010: + Đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện COPD, triệu chứng: ho,khó thở, mệt nhưng không tím tái và không vã mồ hôi, cơn khó thở xuất hiện không thường xuyên, chỉ khi thay đổi thời tiết và khi gắng sức. Mỗi lần lên cơn hen bệnh nhân đã dùng Combivent, Ventolin, Salbutamon theo đơn của bác sĩ.
+ Phát hiện u tuyến tiền liệt năm 2009 và được mổ năm 2010.
+ Ngày 22-7-2012 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Lao Và Bệnh Phổi Thái Nguyên và được chẩn đoán là COPD đợt cấp. Ra viện ngày 07-08-2012.
+ Không dị ứng với thức ăn,đồ uống và thuốc.
- Gia đình: chưa phát hiện bệnh lý liên quan.
3. Hiện tại: 7 giờ ngày 18 tháng 08 năm 2012
Triệu chứng cơ năng:
- Bệnh nhân có khó thở thường xuyên ngay cả khi nằm, bệnh nhân phải ngồi dậy cho đỡ khó thở, ho nhiều, có đờm trắng loãng, dính ngày 4-5 lần số lượng 15-20 ml/24h, không có đau ngực.
- Bệnh nhân đau bụng, đau họng kèm theo nói khó, nói ngắt quãng, nói một lúc thấy mệt.
- Bệnh nhân có mệt mỏi.
-bệnh nhân khó nghe do bị nặng tai.
Triệu chứng thực thể:
- Toàn thân: +Tinh thần: Bệnh nhân còn lo lắng về bệnh tật
+ Thể trạng: Trung bình (BMI: 55/1,722 = 18,6).
+ Da, niêm mạc hồng.
+ Tổ chức dưới da không phù,có xuyết huyết tại nơi tiêm ở cổ tay, đường kính 5cm, màu tím, ấn mềm.
+ DHST: Mạch: 72 l/p; Nhiệt độ: 36,8oc; Huyết áp: 130/90 mmHg; Nhịp thở: 25 l/p.
+ SL nước tiểu: 1,2 l/24h.
- Khám các cơ quan:
+ Cơ quan hô hấp: Lồng ngực trước sau hai bên cân đối.
Rung thanh giảm cả 2 bên phổi.
Gõ phổi đục.
Nghe phổi RRFN giảm, có ran rít, ran ngáy, ran nổ 2 bên phổi.
+ Cơ quam tuần hoàn: Lồng ngực trước tim 2 bên cân đối.
Mỏm tim đập ở KLS 5 trên đường giữa đòn trái.
Diện đục tương đối của tim bình thường.
Tim nhịp đều, T1T2 rõ, tần số 76ck/ph.
+ Cơ quan tiêu hóa: Bụng thon, đều không chướng, di động theo nhịp thở.
Gan lách không to.
+ Cơ quan tiết niệu: Hố thận 2 bên không sưng đỏ, không thấy có u gồ lên.
Ấn các điểm niệu quản không đau.
Dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận (-).
+ Khám răng-hàm-mặt: Rụng sáu răng hàm cả hai hàm, lợi hồng nhạt không viêm, rụng răng do tuổi già.
+ Tai mũi họng: Hiện tại bị điếc
+ Các cơ quan khác: Chưa phát hiện gì bất thường.
Các vấn đề khác:
- Chế độ ăn: bệnh nhân ăn 3 bữa chính/ ngày,bữa sáng ăn 1 bát cháo thịt băm, bữa trưa và tối mỗi bữa ăn được 1 bát cơm với thịt nạc và canh rau,uống 2-3 lít nước/ngày.Ngoài ra,bệnh nhân ăn 2 bữa phụ: uống sữa và ăn hoa quả, nhưng vẫn còn cảm giác chưa ngon miệng so với lúc còn khỏe mạnh.
- Chế độ ngủ: Bệnh nhân ngủ 6h/24h ngày ngủ 1 tiếng đêm ngủ 5 tiếng, chia thành nhiều giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,thức giấc và ho lúc khoảng 0h và 3-4h sáng, khi hết cơn ho thì bệnh nhân ngủ tiếp.
- Chế độ vận động: Bệnh nhân ít vận động, chỉ nằm, ngồi trên giường và đi lại lúc vệ sinh cá nhân.Khi đi lại bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhiều.
- Chế độ vệ sinh: + vệ sinh cá nhân: vệ sinh phụ thuộc, tắm, gội đầu 2 ngày 1 lần, vệ sinh răng miệng kém (ít đánh răng, chỉ súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần). Tiểu tiện tại giường, đại tiện ra nhà vệ sinh có người dìu.
+Vệ sinh buồng bệnh: Gọn gàng, sạch sẽ (người nhà trợ giúp).
Cận lâm sàng
- Sinh hóa máu: Glucose: 7,5 mmol/l (tăng)
Các kết quả xét nghiệm , cận lâm sàng khác: bình thường
Các thuốc dùng trong ngày 18/8/2012:
- Ciprofloxacin 250mg x 2 lọ (truyền TM XXX g/p 8h-16h)
- Combivent 2,6ml x 3 ống (khí dung 8h-16h-20h)
- Methylprednisolon 4mg x 2 ống(tiêm TM 8h-10h)
- Omeprazol 20mg x 1 viên (uống 10h)
- Magie B6 x 2 viên(uống 8h-10h)
- Ventolin spray (xịt họng ngày 2 lần)
- Salbutamol 4mg x 2 viên(uống 10h-16h)
4.Chẩn đoán chăm sóc.
4.1.Khó thở do co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản
4.2. Đau cơ bụng , đau họng , ngủ kém do bệnh nhân ho nhiều.
4.3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém,
4.4. Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi.
4.5. Bn có xuất huyết tại vị trí tiêm do thành mạch kém bền vững
4.6. Bệnh nhân giảm khả năng giao tiếp do bị nặng tai
4.7. Bệnh nhân lo lắng do thay đổii tình trạng sức khỏe
5: Lập kế hoạch chăm sóc
5.1.Khó thở do co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản *Tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân-:
- Để bệnh nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước (2,5 l/24h)
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần, mỗi lần 10 giọt
- Hướng dẫn vỗ rung lồng ngực 3 lần/ngày, mỗi lần 15p.
- Hướng dẫn tập ho có hiệu quả 3 lần/ngày
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn phế quản
- Theo dõi tình trạng khó thở 6h/lần.
(tím tái môi, đầu chi, tinh thần, nhịp thở)
5.2. Đau cơ bụng , đau họng , ngủ kém do bệnh nhân ho nhiều. - Giảm đau cơ bụng , đau họng, giảm ho cho bệnh nhân:
+ Hướng dẫn nằm nghỉ ngơi tai giường.
+ Hướng dẫn bệnh nhân ngồi dậy khi ho và trùng cơ bụng
+ Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm
+ Hướng dẫn bệnh nhân không sử dụng chất kích thích như rượu, nước chè
+ Hướng dẫn bệnh nhân uống chè actiso, chè tâm sen
+ Theo dõi tình trạng đau cơ bụng đau họng của bệnh nhân 2lần/ngày
5.3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém
* Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân cảm giác mất ngon miệng là do tác dụng phụ của thuốc chứ không phải là một bệnh lý
- Động viên bệnh nhân ăn uống đủ bữa, đúng giờ
- Hướng dẫn người nhà bệnh nhân chế biến thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn giảm mỡ, đường và tinh bột, tăng cường vitamin, ăn thành nhiều bữa.
- Thực hiện y lệnh thuốc bổ sung Mangie
- Theo dõi đáp ứng dinh dưỡng
5.4. Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi
*Phòng nguy cơ thiếu oxy máu và trao đổi khí ở phổi:
- Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường ở tư thế đầu cao
- Cho bệnh nhân thở oxy 3l/phút, thở ngắt quãng
- Theo dõi tần số thở, tình trạng tím da và mạch.tinh thần 6h/lần.
( Nếu có tình trạng thiếu oxy máu nặng phải báo cao ngay với bác sỹ.)
5.5. Bn có xuất huyết tại vị trí tiêm do thành mạch kém bền vững * Giảm xuất huyết cho bn:
- Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường
- Hướng dẫn bệnh nhân chườm ấm tại vị trí xuất huyết 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút.
- Hướng dẫn bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , tăng cường rau xanh, hoa quả...
- Theo dõi tình trạng xuất huyết
5.6. Bệnh nhân giảm khả năng giao tiếp do bị nặng tai
* Cải thiện khả năng giao tiếp cho bệnh nhân:
- Nói to, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không quát mắng bn
- Sử dụng bảng, giấy để viết cho bệnh nhân hiểu hoặc dùng hành động để diễn tả
5.7. Bệnh nhân lo lắng do thay đổii tình trạng sức khỏe
* Giảm lo lắng cho bệnh nhân:
+ Khuyến khích bệnh nhân giãi bày những lo lắng, giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh của họ.
+ Động viên bn yên tâm điều trị.
+ Khuyên người nhà động viên bn điều trị.
+ Hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp nghỉ ngơi thư giãn: đọc báo, xem tivi...
Hình ảnh: Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd
Phần II: KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
I. HÀNH CHÍNH
- Họ và tên bệnh nhân : NGUYỄN KHÁNH DẦN Tuổi :74 Giới: Nam
- Dân tộc: Kinh Trình độ văn hóa : 10/10
- Nghề nghiệp : Hưu trí
- Địa chỉ: Tổ 28 – P. Hoàng Văn Thụ - TP TN Khoa : Nội 3 Phòng : CC
- Ngày vào viện: 08 giờ 15 phút ngày 12 tháng 8 năm 2012
- Lý do vào viện: Khó thở
- Họ tên người chăm sóc: Con trai: Nguyễn Hoàng Trung Tuổi : 53 Giới : Nam
- Dân tộc: Kinh Trình độ văn hóa: 10/10
- Địa chỉ báo tin khi cần: con trai Nguyễn Hoàng Trung cùng địa chỉ
- Chẩn đoán y khoa: COPD đợt cấp
- Chăm sóc bệnh nhân: COPD đợt cấp ngày thứ 6 vào viện
II. NHẬN ĐỊNH CHĂM SÓC.
1. Quá trình bệnh lý :
• Cách ngày vào viện 3 ngày bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó thở thường xuyên, khó thở cả lúc nghỉ ngơi, khó thở 2 thì, khó thở tăng khi gắng sức, có kèm theo ho có đờm, ho rải rác trong ngày, đờm lúc đầu dặc màu xanh sau đó đờm màu trắng loãng, lượng đờm trong 24h khoảng 100 ml, ho kèm theo đau họng, đau bụng, nói khó. Lúc khó thở bệnh nhân tím tái, mệt nhọc và vã mồ hôi, không sốt, có tiếng cò cử. Bệnh nhân không ăn được cơm chỉ ăn được cháo thịt và uống sữa. ở nhà đã dùng thuốc khí dung Combivent kết hợp vỗ rung lồng ngục 3-4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút nhưng không đỡ xin vào viện khám và điều trị.
• Lúc vào viện bệnh nhân tỉnh tiếp xúc được, da niêm mạc hồng, hạch ngoại vi tuyến giáp không to, ho nhiều có đờm khó thở, nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy, ran nổ 2 bên phổi, rung thanh giảm, tim nhịp đều T1T2 rõ, tần số 76 ck/p.
• Bệnh nhân được chẩn đoán y khoa là: COPD đợt cấp.
• Bệnh nhân đã được điều trị bằng các thuốc: Kháng sinh, giãn cơ trơn phế quản, xịt họng, khí dung, thở oxy, bảo vệ niêm mạc dạ dày, vitamin.
- Hiện tại: Bn còn khó thở,ho nhiều, ngủ kém, ăn uống kém.
2. Tiền sử
- Bản thân:
+ Bệnh nhân bị điếc cách đây 20 năm.
+ Năm 2010: + Đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện COPD, triệu chứng: ho,khó thở, mệt nhưng không tím tái và không vã mồ hôi, cơn khó thở xuất hiện không thường xuyên, chỉ khi thay đổi thời tiết và khi gắng sức. Mỗi lần lên cơn hen bệnh nhân đã dùng Combivent, Ventolin, Salbutamon theo đơn của bác sĩ.
+ Phát hiện u tuyến tiền liệt năm 2009 và được mổ năm 2010.
+ Ngày 22-7-2012 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện Lao Và Bệnh Phổi Thái Nguyên và được chẩn đoán là COPD đợt cấp. Ra viện ngày 07-08-2012.
+ Không dị ứng với thức ăn,đồ uống và thuốc.
- Gia đình: chưa phát hiện bệnh lý liên quan.
3. Hiện tại: 7 giờ ngày 18 tháng 08 năm 2012
Triệu chứng cơ năng:
- Bệnh nhân có khó thở thường xuyên ngay cả khi nằm, bệnh nhân phải ngồi dậy cho đỡ khó thở, ho nhiều, có đờm trắng loãng, dính ngày 4-5 lần số lượng 15-20 ml/24h, không có đau ngực.
- Bệnh nhân đau bụng, đau họng kèm theo nói khó, nói ngắt quãng, nói một lúc thấy mệt.
- Bệnh nhân có mệt mỏi.
-bệnh nhân khó nghe do bị nặng tai.
Triệu chứng thực thể:
- Toàn thân: +Tinh thần: Bệnh nhân còn lo lắng về bệnh tật
+ Thể trạng: Trung bình (BMI: 55/1,722 = 18,6).
+ Da, niêm mạc hồng.
+ Tổ chức dưới da không phù,có xuyết huyết tại nơi tiêm ở cổ tay, đường kính 5cm, màu tím, ấn mềm.
+ DHST: Mạch: 72 l/p; Nhiệt độ: 36,8oc; Huyết áp: 130/90 mmHg; Nhịp thở: 25 l/p.
+ SL nước tiểu: 1,2 l/24h.
- Khám các cơ quan:
+ Cơ quan hô hấp: Lồng ngực trước sau hai bên cân đối.
Rung thanh giảm cả 2 bên phổi.
Gõ phổi đục.
Nghe phổi RRFN giảm, có ran rít, ran ngáy, ran nổ 2 bên phổi.
+ Cơ quam tuần hoàn: Lồng ngực trước tim 2 bên cân đối.
Mỏm tim đập ở KLS 5 trên đường giữa đòn trái.
Diện đục tương đối của tim bình thường.
Tim nhịp đều, T1T2 rõ, tần số 76ck/ph.
+ Cơ quan tiêu hóa: Bụng thon, đều không chướng, di động theo nhịp thở.
Gan lách không to.
+ Cơ quan tiết niệu: Hố thận 2 bên không sưng đỏ, không thấy có u gồ lên.
Ấn các điểm niệu quản không đau.
Dấu hiệu chạm thận, bập bềnh thận (-).
+ Khám răng-hàm-mặt: Rụng sáu răng hàm cả hai hàm, lợi hồng nhạt không viêm, rụng răng do tuổi già.
+ Tai mũi họng: Hiện tại bị điếc
+ Các cơ quan khác: Chưa phát hiện gì bất thường.
Các vấn đề khác:
- Chế độ ăn: bệnh nhân ăn 3 bữa chính/ ngày,bữa sáng ăn 1 bát cháo thịt băm, bữa trưa và tối mỗi bữa ăn được 1 bát cơm với thịt nạc và canh rau,uống 2-3 lít nước/ngày.Ngoài ra,bệnh nhân ăn 2 bữa phụ: uống sữa và ăn hoa quả, nhưng vẫn còn cảm giác chưa ngon miệng so với lúc còn khỏe mạnh.
- Chế độ ngủ: Bệnh nhân ngủ 6h/24h ngày ngủ 1 tiếng đêm ngủ 5 tiếng, chia thành nhiều giấc ngủ, ngủ không sâu giấc,thức giấc và ho lúc khoảng 0h và 3-4h sáng, khi hết cơn ho thì bệnh nhân ngủ tiếp.
- Chế độ vận động: Bệnh nhân ít vận động, chỉ nằm, ngồi trên giường và đi lại lúc vệ sinh cá nhân.Khi đi lại bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhiều.
- Chế độ vệ sinh: + vệ sinh cá nhân: vệ sinh phụ thuộc, tắm, gội đầu 2 ngày 1 lần, vệ sinh răng miệng kém (ít đánh răng, chỉ súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần). Tiểu tiện tại giường, đại tiện ra nhà vệ sinh có người dìu.
+Vệ sinh buồng bệnh: Gọn gàng, sạch sẽ (người nhà trợ giúp).
Cận lâm sàng
- Sinh hóa máu: Glucose: 7,5 mmol/l (tăng)
Các kết quả xét nghiệm , cận lâm sàng khác: bình thường
Các thuốc dùng trong ngày 18/8/2012:
- Ciprofloxacin 250mg x 2 lọ (truyền TM XXX g/p 8h-16h)
- Combivent 2,6ml x 3 ống (khí dung 8h-16h-20h)
- Methylprednisolon 4mg x 2 ống(tiêm TM 8h-10h)
- Omeprazol 20mg x 1 viên (uống 10h)
- Magie B6 x 2 viên(uống 8h-10h)
- Ventolin spray (xịt họng ngày 2 lần)
- Salbutamol 4mg x 2 viên(uống 10h-16h)
4.Chẩn đoán chăm sóc.
4.1.Khó thở do co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản
4.2. Đau cơ bụng , đau họng , ngủ kém do bệnh nhân ho nhiều.
4.3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém,
4.4. Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi.
4.5. Bn có xuất huyết tại vị trí tiêm do thành mạch kém bền vững
4.6. Bệnh nhân giảm khả năng giao tiếp do bị nặng tai
4.7. Bệnh nhân lo lắng do thay đổii tình trạng sức khỏe
5: Lập kế hoạch chăm sóc
5.1.Khó thở do co thắt cơ trơn phế quản và tăng tiết dịch phế quản *Tăng cường lưu thông đường thở cho bệnh nhân-:
- Để bệnh nhân nằm tư thế nửa nằm nửa ngồi.
- Hướng dẫn bệnh nhân uống nhiều nước (2,5 l/24h)
- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần, mỗi lần 10 giọt
- Hướng dẫn vỗ rung lồng ngực 3 lần/ngày, mỗi lần 15p.
- Hướng dẫn tập ho có hiệu quả 3 lần/ngày
- Thực hiện y lệnh thuốc giãn phế quản
- Theo dõi tình trạng khó thở 6h/lần.
(tím tái môi, đầu chi, tinh thần, nhịp thở)
5.2. Đau cơ bụng , đau họng , ngủ kém do bệnh nhân ho nhiều. - Giảm đau cơ bụng , đau họng, giảm ho cho bệnh nhân:
+ Hướng dẫn nằm nghỉ ngơi tai giường.
+ Hướng dẫn bệnh nhân ngồi dậy khi ho và trùng cơ bụng
+ Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, giảm đau chống viêm
+ Hướng dẫn bệnh nhân không sử dụng chất kích thích như rượu, nước chè
+ Hướng dẫn bệnh nhân uống chè actiso, chè tâm sen
+ Theo dõi tình trạng đau cơ bụng đau họng của bệnh nhân 2lần/ngày
5.3. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém
* Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân cảm giác mất ngon miệng là do tác dụng phụ của thuốc chứ không phải là một bệnh lý
- Động viên bệnh nhân ăn uống đủ bữa, đúng giờ
- Hướng dẫn người nhà bệnh nhân chế biến thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, ăn giảm mỡ, đường và tinh bột, tăng cường vitamin, ăn thành nhiều bữa.
- Thực hiện y lệnh thuốc bổ sung Mangie
- Theo dõi đáp ứng dinh dưỡng
5.4. Nguy cơ thiếu oxy máu do giảm trao đổi khí ở phổi
*Phòng nguy cơ thiếu oxy máu và trao đổi khí ở phổi:
- Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại giường ở tư thế đầu cao
- Cho bệnh nhân thở oxy 3l/phút, thở ngắt quãng
- Theo dõi tần số thở, tình trạng tím da và mạch.tinh thần 6h/lần.
( Nếu có tình trạng thiếu oxy máu nặng phải báo cao ngay với bác sỹ.)
5.5. Bn có xuất huyết tại vị trí tiêm do thành mạch kém bền vững * Giảm xuất huyết cho bn:
- Hướng dẫn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường
- Hướng dẫn bệnh nhân chườm ấm tại vị trí xuất huyết 2 lần/ngày, mỗi lần 10 phút.
- Hướng dẫn bệnh nhân ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , tăng cường rau xanh, hoa quả...
- Theo dõi tình trạng xuất huyết
5.6. Bệnh nhân giảm khả năng giao tiếp do bị nặng tai
* Cải thiện khả năng giao tiếp cho bệnh nhân:
- Nói to, rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không quát mắng bn
- Sử dụng bảng, giấy để viết cho bệnh nhân hiểu hoặc dùng hành động để diễn tả
5.7. Bệnh nhân lo lắng do thay đổi tình trạng sức khỏe
* Giảm lo lắng cho bệnh nhân:
+ Khuyến khích bệnh nhân giãi bày những lo lắng, giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh của họ.
+ Động viên bn yên tâm điều trị.
+ Khuyên người nhà động viên bn điều trị.
+ Hướng dẫn bệnh nhân những phương pháp nghỉ ngơi thư giãn: đọc báo, xem tivi...



I, Mục đích:
 - Cầm máu tại chỗ những vết thương động mạch chi khi lượng máu chảy ra nhiều.
 - Phòng chống sốc do mất máu.
II. Chỉ định và chống chỉ định:
 Chỉ định:
 - Vết thương động mạch lớn mà không cầm được bằng băng ép.
 - Chi bị dập nặng chẩy máu nhiều không còn chỉ định bảo tồn cần cắt cụt.
 Chống chỉ định:
 - Vết thương nhỏ, chảy máu mao mạch, tĩnh mạch.
III. Nguyên tắc đật ga rô:
-         Chặn động mạch trên đường đi của động mạch dẫn tới vết thương.
-         Không đặt ga rô trực tiếp lên da thịt của người bệnh, phải có vòng đệm lót.
-         Xử trí vết thương phần mềm.
-         Tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ, một giờ nới ga rô một lần, mỗi lần nới một phút, phải có phiếu nới ga rô ở nôi dễ đặt nhất.
IV. Tiếp nhận nạn nhân
    Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nạn nhân nằm tư thế thuận lợi.
    Nhận định tình trạng vết thương.
    Hướng dẫn người phụ lấy tay ấn trên đường đi của động mạch


V. Chuẩn bị dụng cụ:
Ga rô chính quy:
 Khay chữ nhật: Ga rô bằng cao su to bản: 6-8cm X 1,5- 2m, vòng băng lót, bông gạc vô khuẩn, băng cuộn, phiếu ga rô, hộp thuốc cấp cứu.
Ga rô tuỳ ứng:
Khay chữ nhật: 2 dải băng hoặc khăn mùi xoa, con chèn, que xoắn, vải treo tay, băng vết thương và vải lót ở vị trí đặt ga rô.
Hộp thuốc cấp cứu, phiếu ga rô, bút, kim băng (nếu có )
VI. Kỹ thuật tiến hành
1. Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi tuỳ vị trí vết thương và tình trạng nạn nhân.
2. Quấn vải lót nơi đặt garô phía trên vết thương 3-5 cm.
3. Dùng dải băng hoặc khăn mùi xoa buộc lỏng, đặt con chèn trên đường đi của động mạch.
4. Một tay luồn que xoắn hoặc bút chì vào vòng dây, một tay đỡ chi và kéo căng da.
5. Xoắn cho dây chặt dần, quan sát vết thương thấy ngừng chẩy máu, cố định que xoắn.
6. Băng vết thương (đối với chi trên treo tay nạn nhân theo tư thế cơ năng).

7. Viết phiếu ga rô trước ngực, chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị 

KỸ THUẬT THÔNG TIỂU NỮ


 
I.                   Mục đích:
Đặt thông tiểu là biện pháp đặt một ống thông tiểu qua đường niệu đạo vào bàng quang nhằm:
-         Làm giảp sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
-         Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang
-         Láy mẫu nước tiểu đi xét nghiệm.
-         Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như phẫu thuật vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu
-         Theo dõi lượng nước tiểu ở người bệnh sốc, ngộ độc, bỏng nặng
II.                Chỉ định:
-         Khi người bệnh bí tiểu đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không hiệu quả
-         Theo dõi số lượng nước tiểu trong một số trường hợp
-         Lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm chẩn đoán
-         Chuẩn bị người bệnh trước mổ tiết niệu hay sinh dục hậu môn mà trước mổ người bệnh có cầu bàng quang và không đi tiểu được
-         Dẫn lưu nước tiểu gián đoạn hoặc liên tục trong trường hợp người bệnh hôn mê, liệt giường có tiểu tiện không tự chủ...
 Chống chỉ định:
-         Nhiễm khuẩn niệu đạo
-         Dập rách niệu đạo
-         Chấn thương tuyến tiền liệt        
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị người bệnh:
- Giải thích và thông báo cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm         giúp người bệnh yên tâm
- Chuyển ngừơi bệnh sang buồng thủ thuật, kéo bình phong
2. Chuẩn bị dụng cụ:   
a, Dụng cụ vô khuẩn:
Khay chũ nhật hoặc gói vô khuẩn: Săng có lỗ, gạc, 2 kẹp Kocher , ống thông Nelaton hoặc Foley, cốc đựng bông tẩm Betadin, dầu nhờn, khay quả đậu
c, Các dụng cụ khác:
- Giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy xét nghiệm, găng tay.
- Khăn khoác, nilon, bô, túi đựng đồ bẩn
V.Kỹ thuật tiến hành:
1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang
2. Đặt người bệnh nằm ngửa, trải ni lông dưới mông.
3. Phủ khăn khoác, bỏ quần xoay chéo khăn khoác cho kín chân và bộ phận sinh dục, 2 chân co, đùi hơi dạng.
4. Đặt khay dụng cụ và túi đựng bông gạc bẩn giữa 2 chân người bệnh
5. Mở khay hoặc gói vô khuẩn, mang găng tay, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài.
6. Đặt gạc bờ trên xương mu, sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài bằng Betadin, bỏ kẹp đã dùng.
7. Bôi trơn ống thông, kẹp đầu ngoài ống thông đặt vào khay quả đậu
8. Đưa đầu ống thông vào niệu đạo 4 đến 5 cm, nước tiểu chẩy ra, lấy nước tiểu vào ống nghiệm.
9. Gập đầu ống thông rút ra, bỏ săng có lỗ, lau khô bộ phận sinh dục
10. Bỏ ni lông tháo găng tay, mặc quần và giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái
11. Thu dọn dụng cụ
12. Ghi giấy xét nghiệm, phiếu chăm sóc.

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.