Latest Post



I, Mục đích:
 - Cầm máu tại chỗ những vết thương động mạch chi khi lượng máu chảy ra nhiều.
 - Phòng chống sốc do mất máu.
II. Chỉ định và chống chỉ định:
 Chỉ định:
 - Vết thương động mạch lớn mà không cầm được bằng băng ép.
 - Chi bị dập nặng chẩy máu nhiều không còn chỉ định bảo tồn cần cắt cụt.
 Chống chỉ định:
 - Vết thương nhỏ, chảy máu mao mạch, tĩnh mạch.
III. Nguyên tắc đật ga rô:
-         Chặn động mạch trên đường đi của động mạch dẫn tới vết thương.
-         Không đặt ga rô trực tiếp lên da thịt của người bệnh, phải có vòng đệm lót.
-         Xử trí vết thương phần mềm.
-         Tổng số giờ đặt ga rô không quá 6 giờ, một giờ nới ga rô một lần, mỗi lần nới một phút, phải có phiếu nới ga rô ở nôi dễ đặt nhất.
IV. Tiếp nhận nạn nhân
    Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn, đặt nạn nhân nằm tư thế thuận lợi.
    Nhận định tình trạng vết thương.
    Hướng dẫn người phụ lấy tay ấn trên đường đi của động mạch


V. Chuẩn bị dụng cụ:
Ga rô chính quy:
 Khay chữ nhật: Ga rô bằng cao su to bản: 6-8cm X 1,5- 2m, vòng băng lót, bông gạc vô khuẩn, băng cuộn, phiếu ga rô, hộp thuốc cấp cứu.
Ga rô tuỳ ứng:
Khay chữ nhật: 2 dải băng hoặc khăn mùi xoa, con chèn, que xoắn, vải treo tay, băng vết thương và vải lót ở vị trí đặt ga rô.
Hộp thuốc cấp cứu, phiếu ga rô, bút, kim băng (nếu có )
VI. Kỹ thuật tiến hành
1. Đặt nạn nhân nằm hoặc ngồi tuỳ vị trí vết thương và tình trạng nạn nhân.
2. Quấn vải lót nơi đặt garô phía trên vết thương 3-5 cm.
3. Dùng dải băng hoặc khăn mùi xoa buộc lỏng, đặt con chèn trên đường đi của động mạch.
4. Một tay luồn que xoắn hoặc bút chì vào vòng dây, một tay đỡ chi và kéo căng da.
5. Xoắn cho dây chặt dần, quan sát vết thương thấy ngừng chẩy máu, cố định que xoắn.
6. Băng vết thương (đối với chi trên treo tay nạn nhân theo tư thế cơ năng).

7. Viết phiếu ga rô trước ngực, chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị 

KỸ THUẬT THÔNG TIỂU NỮ


 
I.                   Mục đích:
Đặt thông tiểu là biện pháp đặt một ống thông tiểu qua đường niệu đạo vào bàng quang nhằm:
-         Làm giảp sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
-         Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang
-         Láy mẫu nước tiểu đi xét nghiệm.
-         Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như phẫu thuật vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu
-         Theo dõi lượng nước tiểu ở người bệnh sốc, ngộ độc, bỏng nặng
II.                Chỉ định:
-         Khi người bệnh bí tiểu đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không hiệu quả
-         Theo dõi số lượng nước tiểu trong một số trường hợp
-         Lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm chẩn đoán
-         Chuẩn bị người bệnh trước mổ tiết niệu hay sinh dục hậu môn mà trước mổ người bệnh có cầu bàng quang và không đi tiểu được
-         Dẫn lưu nước tiểu gián đoạn hoặc liên tục trong trường hợp người bệnh hôn mê, liệt giường có tiểu tiện không tự chủ...
 Chống chỉ định:
-         Nhiễm khuẩn niệu đạo
-         Dập rách niệu đạo
-         Chấn thương tuyến tiền liệt        
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị người bệnh:
- Giải thích và thông báo cho người bệnh và gia đình biết việc sắp làm         giúp người bệnh yên tâm
- Chuyển ngừơi bệnh sang buồng thủ thuật, kéo bình phong
2. Chuẩn bị dụng cụ:   
a, Dụng cụ vô khuẩn:
Khay chũ nhật hoặc gói vô khuẩn: Săng có lỗ, gạc, 2 kẹp Kocher , ống thông Nelaton hoặc Foley, cốc đựng bông tẩm Betadin, dầu nhờn, khay quả đậu
c, Các dụng cụ khác:
- Giá ống nghiệm, ống nghiệm, giấy xét nghiệm, găng tay.
- Khăn khoác, nilon, bô, túi đựng đồ bẩn
V.Kỹ thuật tiến hành:
1. Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, mang khẩu trang
2. Đặt người bệnh nằm ngửa, trải ni lông dưới mông.
3. Phủ khăn khoác, bỏ quần xoay chéo khăn khoác cho kín chân và bộ phận sinh dục, 2 chân co, đùi hơi dạng.
4. Đặt khay dụng cụ và túi đựng bông gạc bẩn giữa 2 chân người bệnh
5. Mở khay hoặc gói vô khuẩn, mang găng tay, trải săng có lỗ để lộ bộ phận sinh dục ngoài.
6. Đặt gạc bờ trên xương mu, sát khuẩn bộ phận sinh dục ngoài bằng Betadin, bỏ kẹp đã dùng.
7. Bôi trơn ống thông, kẹp đầu ngoài ống thông đặt vào khay quả đậu
8. Đưa đầu ống thông vào niệu đạo 4 đến 5 cm, nước tiểu chẩy ra, lấy nước tiểu vào ống nghiệm.
9. Gập đầu ống thông rút ra, bỏ săng có lỗ, lau khô bộ phận sinh dục
10. Bỏ ni lông tháo găng tay, mặc quần và giúp người bệnh nằm tư thế thoải mái
11. Thu dọn dụng cụ
12. Ghi giấy xét nghiệm, phiếu chăm sóc.



I. Chuẩn bị:
1. Với điều dưỡng:
          - Trang phục áo công tác, đội mũ, mang khẩu trang
          - Rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ
2. Người bệnh:
          - Giải thích cho người bệnh biết mục đích công việc mình sắp tiến hành để người bệnh yên tâm và phối hợp.
- Hướng dẫn  người bệnh ngồi tư thế phù hợp với vị trí cần thay băng..
3. Dụng cụ: Chuẩn bị xe băng sạch, lau xe bằng dung dịch khử khuẩn
Băng cuộn bằng vải mềm, dụng cụ và thuốc sát khuẩn, gạc miếng, kim băng hoặc móc sắt để cố định.
Ii. Các bước tiến hành:
1.Đặt gạc che chở vết thương trên các ngón tay.
2. Băng 2 vòng khoá ở cổ tay
3. Băng tay phải thì bắt đầu kéo băng từ  mu bàn tay lên gốc ngón cái, (Nếu băng tay trái thì từ gốc ngón út)
4. Băng rắn quấn từ gốc ngón đến đầu ngón, băng xoáy ốc từ đầu ngón về gốc ngón.
5. Băng xuống mu bàn tay về cổ tay và lên gốc ngón khác.
6. Băng đến khi kín các ngón bị thương ( Băng đều, phẳng, đẹp, không chặt quá, không lỏng quá).
7. Quấn 2 vòng ở cổ tay rồi buộc cố định.
8. Kiểm tra sự lưu thông tuần hoàn ở đầu ngón tay

9. Thu dọn dụng cụ

Author Name

{picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.