tháng 4 2017

Quy trình huy động phế nang bằng CPAP 40/40 cho bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)



QUY TRÌNH KỸ THUẬT HUY ĐỘNG PHẾ NANG BẰNG PHƯƠNG THỨC CPAP 40 CMH2O TRONG 40 GIÂY

I.  ĐỊNH NGHĨA/ĐẠI CƯƠNG
- Huy động phế nang (HĐPN) là phương pháp sử dụng mức áp lực đủ cao để mở các phế nang không có thông khí hoặc thông khí kém tham gia vào quá trình trao đổi khí
- HĐPN bằng CPAP 40/40 bệnh nhân (BN) được thở trên nền một áp lực dương liên tục  40cmH2O trong một khoảng thời gian 40 giây.
- Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả cải thiện oxy hóa máu, dễ thực hành trên lâm sàng và an toàn.
II. CHỈ ĐỊNH
 - BN tổn thương phổi cấp 
 - BN suy hô hấp cấp tiến triển ARDS
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi hạn chế.
- Có tràn khí màng phổi.
- Huyết áp trung bình  < 60mmHg và không đáp ứng với các biện pháp hồi sức.
- Có chống chỉ định dùng thuốc an thần giãn cơ.
- Có tăng áp lực nội sọ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Nhân viên y tế: Bác sỹ và điều dưỡng chuyên khoa Hồi sức cấp cứu hoặc đã được đào tạo về thở máy.
2. Phương tiện:
          - Máy thở có phương thức thở VCV, PCV, CPAP cài đặt được PEEP 40cmH2O, đã được khử khuẩn.
          - Dụng cụ tiêu hao: bộ đường dẫn khí máy thở bằng chất dẻo (dây máy thở) vô khuẩn, ống thông hút đờm thông thường (dùng 1 lần), ống thông hút đờm kín (thay hàng ngày).
          - Hệ thống oxy (oxy tường hoặc bình oxy có van giảm áp).
          - Hệ thống khí nén (hoặc máy nén khí, dùng cho các máy thở  vận hành bằng khí nén)
          - Hệ thống hút (hoặc máy hút).
          - Máy theo dõi liên tục: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
          - Máy xét nghiệm khí máu
          - Máy chụp Xquang tại giường
          - Bóng ambu kèm theo mặt nạ, bộ dụng cụ thở oxy (oxymeter, bình làm ẩm oxy, ống dẫn oxy, gọng kính oxy, mặt nạ oxy)
          - Bộ mở màng phổi cấp cứu, hệ thống hút khí áp lực thấp, bộ cấp cứu ngừng tuần hoàn.
3Bệnh nhân:
          - Bệnh nhân đang được thông khí nhân tạo xâm nhập
          - Làm xét nghiệm khí trong máu. Đo huyết áp, lấy mạch, nhịp thở, SpO2. Đặt máy theo dõi liên tục
4. Hồ sơ bệnh án:
          Ghi chép đầy đủ các thông số cần theo dõi. Kiểm tra lại kết quả các xét nghiệm.
.V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
BN được thông khí nhân tạo theo quy trình thở máy ALI/ARDS
          - Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (xem quy trình đặt catheter tính mạch trung tâm)
          - Đặt catheter động mạch theo dõi huyết áp liên tục (xem quy trình đặt catheter động mạch)
Khi HATB ≥ 65mmHg, thủ thuật HĐPN được tiến hành.
BN được dùng an thần (midazolam, propofol) và giãn cơ ngắn (Tracrium)
Khi BN không còn khả năng khởi động nhịp máy thở, tiến hành HĐPN bằng CPAP với PEEP là 40 cmH2O trong 40 giây.
Chuyển chế độ thở hiện tại của BN sang chế độ  CPAP, đưa áp lực đường thở  lên 40cmH20 trong 40 giây
Sau HĐPN chuyển lại phương thức thở trước HĐPN
VI. THEO DÕI
Trước trong và sau  quá trình làm thủ thuật theo dõi liên tục mạch, SpO2 và điện tim trên máy theo dõi.
Chụp lại XQ phổi sau tiến hành thủ thuật để kiểm tra biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Phim được chụp tối thiểu sau 15 phút kể từ khi làm biện pháp HĐPN.
Xét nghiệm khí máu trước, sau 15 phút, sau 3 giờ HĐPN
         Hoạt động của máy thở, các áp lực đường thở, thể tích,báo động.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Nhịp chậm < 40 lần/phút hoặc nhịp giảm hơn 20% so với nhịp trước khi làm thủ thuật HĐPN. Xử trí ngừng thủ thuật.
Xuất hiện loạn nhịp tim đe dọa tính mạng BN. Xử trí ngừng thủ thuật.
SpO2 < 85%. Xử trí ngừng thủ thuật.
Chấn thương áp lực: mở màng phổi dẫn lưu khí cấp cứu hút dưới áp lực âm (xem quy trình mở màng phổi dẫn lưu khí)
Tụt HA: thường xảy ra thoáng qua trong quá trình HĐPN, sau HĐPN 2-3 phút HA trở lại giá trị trước HĐPN.
Nguồn tin: Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai

Phác đồ sử dụng heparin trong lọc máu liên tục, thay huyết tương và thận nhân tạo cấp cứu trong hồi sức



PHÁC ĐỒ SỬ DỤNG HEPARIN TRONG LỌC MÁU LIÊN TỤC
Xét nghiệm đông máu cơ bản, tiểu cầu tr­ước lọc máu.
  • Nhóm nguy cơ chảy máu cao (APTT > 60 giây hoặc INR > 2,5 hoặc TC < 60x109/l): Không dùng chống đông.
  • Nhóm nguy cơ chảy máu thấp (40 < APTT < 60 giây; 1,5 < INR < 2,5; 60 < TC < 150 x109/l): Heparin liều thấp, khởi đầu 5UI/kg/h.
  • Nhóm không có nguy cơ chảy máu (APTT < 40 giây; INR < 1,5; TC > 150 x109/l): Heparin liều trung bình, khởi đầu 10 UI/kg/giờ.
  • Xét nghiệm APTT 6 giờ/lần, điều chỉnh heparin sao cho APTT duy trì ở mức 60 – 80 giây theo phác đồ dưới đây:
    APTT sau màng
    (giây)
    Heparin bolusĐiêu chỉnh tốc độ truyền
    > 150-Dừng heparin trong 1 giờ
    Giảm heparin 200 UI/h
    Kiểm tra lại APTT sau 6 giờ
    Nếu còn > 150, xét dùng  protamin
    > 100-Dừng heparin trong 1 giờ
    Giảm heparin 200 UI/h
    Kiểm tra lại APTT sau 6 giờ
    80 – 100-Giảm heparin 200 UI/h
    60 – 80-Không thay đổi
    50 – 60-      Tăng tốc độ 200 UI/h
    40 – 501.000 UITăng tốc độ 200 UI/h
    30 – 402.000 UITăng tốc độ heparin 400 UI/h
    < 305.000 UI      Tăng tốc độ 200 UI/h
    Nếu làm lại, APTT < 30 giây, xem xét phối hợp chống đông
     

    PHÁC ĐỒ DÙNG CHỐNG ĐÔNG TRONG THAY HUYẾT TƯƠNG
    Xét nghiệm đông máu cơ bản, tiểu cầu tr­ước lọc máu.
    1/ Nhóm không có nguy cơ chảy máu

    (APTT < 40 giây; INR < 1,5; TC > 150 x109/l)
    Bolus 2000 đơn vị Heparin khi máu vào tới quả lọc.
    Liều heparin duy trỡ: 800 – 1000 đơn vị / giờ.2/
    2/Nhóm nguy cơ chảy máu thấp
    (40 < APTT < 60 giõy; 1,5 < INR < 2,5; 60 < TC < 150 x109/l)
    Bolus 500 – 1000 đơn vị Heparrin ngay khi máu vào tới quả lọc.
    Liều heparin duy trì: 200 – 600 đơn vị Heparin/giờ.
    3/ Nhóm nguy cơ chảy máu cao
    (APTT > 60 giây hoặc INR > 2,5 hoặc TC < 60x109/l)
    Không dùng Heparin.
    Xả nhanh 50 ml NaCk 0,9% mỗi 30 phút vào đường trước bơm.

    PHÁC ĐỒ DÙNG CHỐNG ĐÔNG TRONG LỌC MÁU NGẮT QUÃNG
    Xét nghiệm đông máu cơ bản, tiểu cầu tr­ước lọc máu.
    Dịch mồi: pha 2000 đơn vị Heparrin trong 500ml NaCl 0,9%
    1/ Nhóm không có nguy cơ chảy máu

    (APTT < 40 giây; INR < 1,5; TC > 150 x109/l)
    Bolus 1000 đơn vị Heparin ngay khi máu vào tới quả lọc
    Duy trì 1000 đơn vị chia đều trong những giờ còn lại
    2/ Nhóm nguy cơ chảy máu thấp
    (40 < APTT < 60 giây; 1,5 < INR < 2,5; 60 < TC < 150 x109/l) 
    Bolus 500 đơn vị Heparin ngay khi máu vào tới quả lọc
    Duy trì 500 đơn vị trong những giờ còn lại
    3/ Nhúm nguy cơ chảy máu cao
    (APTT > 60 giây hoặc INR > 2,5 hoặc TC < 60x109/l)
    Không dùng Heparin
    Khoảng 30 phút xả nhanh 50 ml NaCl 0,9% vào đường trước bơm


    Nguồn tin: Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai

    Author Name

    {picture#https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiwk5NyFZL8O9zI0O-Bgk2iIFiZCQYbea3_LKo_Xvd9uyHEDwacqBXXebI25pq15NXdYWtk2nzfz4eaTWbtpLMCCu0VBPQEUPqA8imFkj5CZh5v-1o4zzKWs1ZUo9THhFgosExRT9_kMIwN/s640/hotline.png} YOUR_PROFILE_DESCRIPTION {facebook#https://www.facebook.com/tuyensinhdieuduong/}

    Biểu mẫu liên hệ

    Tên

    Email *

    Thông báo *

    Được tạo bởi Blogger.